Hướng dẫn sử dụng Biến, hằng và toán tử trong PHP
|Hướng dẫn sử dụng Biến, hằng và các toán tử trong ngôn ngữ lập trình PHP
Ở bài viết này, mình sẽ giới thiệu cho các bạn về sử dụng biến, hằng, toán tử và cách khai báo, viết làm sao cho hợp lệ với quy tắc của lập trình PHP cơ bản. Tại sao lại là chỉ mang tính chất giới thiệu, là bởi vì lý thuyết thì rất là nhiều nên các bạn chỉ cần nắm được những phần trọng tâm. Nếu quên chúng ta có thể sử dụng Google để tìm kiếm, và trong quá trình làm ứng dụng web thực tế sẽ giúp bạn nhớ rất là lâu, hiệu quả hơn cho việc học lập trình của mình thay vì phải nhớ một cách máy móc sẽ dẫn đến nhanh quên.

Hướng dẫn sử dụng biến, hằng và các toán tử trong PHP
1. Biến trong PHP
Như các bạn đã biết trong toán học, biến là một đại lượng không có giá trị nhất định và có thể thay đổi trong một tình huống cụ thể. Trong PHP cũng như vậy chúng ta cũng có thể khai báo biến, và giá trị của nó cũng có thể bị thay đổi trong quá trình chạy của mã nguồn.
Trong PHP tên biến có tiền tố là ký hiệu là dấu “$” (đô la), và đi sau nó là các chữ cái in thường (a-z), in hoa (A-Z), chữ số (0-9) và dấu gạch nối ( _ ). Ngoài ra còn có một số quy tắc đặt tên cho biến như sau:
- Biến phải bắt đầu bằng dấu $ và sau đó là chữ cái hoa, thường, số và dấu gạch nối
- Không được chứa dấu cách trong tên biến
- Không được đặt tên biến bắt đầu bằng chữ số
Mình sẽ ví dụ cho các bạn một số trường hợp đặt tên biến hợp lệ và không hợp lệ như sau:
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 |
<?php //Tên biến hợp lệ $userName= 'kienthucweb.net'; //Kiểu chuỗi string $UserName = 1; //Kiểu số nguyên Int $price = 1.2; //Kiểu số thực Float $_price = 1.2; //Tên biến không hợp lệ $69site = 'kienthucweb.net'; //Tên biến không được bắt đầu bằng chữ số productName = 'Dream'; //Tên biến phải bắt đầu bằng ký tự $ ?> |
Lưu ý: Tên biến trong PHP có phân biệt chữ hoa và chữ thường vì vậy $name và $Name là hai biến hoàn toàn khác nhau.
2. Hằng trong PHP
Ngược lại với biến, Hằng có giá trị nhất định và không thể bị thay đổi. Trong PHP hằng được chia ra làm hai loại: Hằng có sẵn và Hằng tự định nghĩa. Khác với tên của biến, tên của hằng không có ký tự $ làm tiền tố.
- Hằng có sẵn
Có rất nhiều hằng có sẵn ở trong ngôn ngữ lập trình PHP, mình sẽ ví dụ cho các bạn một số tên hằng như sau:
1 2 3 4 |
<?php PHP_OS; //Hệ điều hành của máy chủ, windows, linux, .... PHP_VERSION; //Chứa thông tin về phiên bản PHP chạy trên server của bạn ?> |
- Hằng tự định nghĩa
Cú pháp định nghĩa hằng: define(‘tên hằng’, ‘giá trị’);
Ví dụ:
1 2 3 4 |
<?php define('PI', 3.14); //Tạo ra một tên hằng với giá trị cố định là 3.14 echo PI; //In ra màn hình giá trị của hằng ?> |
3. Toán tử trong PHP
Mình sẽ giới thiệu cho các bạn các loại toán tử trong lập trình PHP, các bạn không cần thiết phải nhớ một cách máy móc những lý thuyết này, các bạn có thể quay lại bài viết này trên kiến thức web để xem lại khi cần thiết, khi làm nhiều dự án thực tế, các bạn sẽ nhớ lâu mà không cần phải học thuộc lòng.
- Toán tử gán
Toán tử gán là một loại toán tử chúng ta thường sử dụng nhất trong khi lập trình đó là phép gán giá trị cho một biến. Ví dụ như sau:
1 2 3 4 |
<?php $userName = 'trannam'; //Gán giá trị trannam cho biến $userName $age = 18; //Gán giá trị 18 cho biến $age ?> |
- Toán tử số học
Đây là các phép toán số học thông thường mà chúng ta hay sử dụng trong cuộc sống như: cộng, trừ, nhân, chia, ….
Tên | Ký hiệu | Mô tả | Ví dụ |
Phép cộng | + | Cộng hai số hạng | $a + $b |
Phép trừ | – | Trừ hai số hạng | $a – $b |
Phép nhân | * | Nhân hai số hạng | $a * b |
Phép chia | / | Chia hai số hạng | $a / $b |
Phép chia lấy dư | % | Chia lấy dư | 5 % 2 = 1 |
Ví dụ mẫu:
1 2 3 4 5 6 |
<?php $a = 5; //Gán 5 cho a $b = 6; //Gán 6 cho b $c = $a + b; //Tính tổng a + b rồi gán cho c echo $c; //In ra màn hình sẽ được kết quả là 11 ?> |
- Toán tử so sánh
Một loại toán tử cũng thường xuyên phải sử dụng trong các câu lệnh rẽ nhánh như: if và switch case.
Tên | Ký hiệu | Mô tả | Ví dụ |
So sánh bằng | == | Hai số hạng bằng nhau | $a == $b |
So sánh khác | != | Hai số hạng khác nhau | $a != $b |
So sánh lớn hơn | > | So sánh lớn hơn | $a > b |
So sánh nhỏ hơn | < | So sánh nhỏ hơn | $a < $b |
Lớn hơn hoặc bằng | >= | Lớn hơn hoặc bằng | $a >= $b |
Nhỏ hơn hoặc bằng | <= | Nhỏ hơn hoặc bằng | $a <= $b |
Ví dụ mẫu
1 2 3 4 5 6 7 8 9 |
<?php $a = 5; //Gán 5 cho a $b = 6; //Gán 6 cho b if($a > $b){ //So sánh xem có phải a lớn hơn b hay không? echo $a . ' lớn hơn ' . $b; } else { echo $a . ' nhỏ hơn ' . $b } ?> |
Như các bạn có thể thấy, kết quả của toán tử so sánh luôn trả về là true hoặc false
- Toán tử Logic
Toán tử logic là một tổ hợp các phép so sánh cho kết quả true hoặc false.
Tên | Ký hiệu | Mô tả | Ví dụ |
Phép và | && hoặc and | Cả 2 vế phải thoả mãn điều kiện | $a > $b && $a > $c |
Phép hoặc | || hoặc or | Một trong 2 thoả mãn điều kiện là được | $a > $b || $a < $c |
Phủ định | ! | Phủ định 1 điều kiện, giá trị nào đó | $a != b |
Ví dụ mẫu
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 |
<?php $diemPhay = 9.0; //Gán giá trị 9 cho biến $diemPhay if($diemPhay >= 8.0){ echo 'Học sinh giỏi'; } if($diemPhay >= 6.5 && $diemPhay <= 8.0){ echo 'Học sinh khá'; } else { echo 'Học sinh trung bình'; } ?> |
- Toán tử kết hợp
Toán tử kết hợp thường hay được sử dụng trong trường hợp bạn cần tăng, giảm một số biến số nguyên nào đó. Toán tử kết hợp giúp bạn viết ngắn gọn code hơn. Bạn sẽ thường gặp loại toán tử này trong vòng lặp.
Ký hiệu | Ví dụ | Ý nghĩa |
++ | $a++ | $a = $a +1 |
— | $a– | $a = $a – 1 |
+= | $a+=$b | $a = $a + $b |
-= | $a-=$b | $a = $a – $b; |
*= | $a*=$b | $a = $a * $b; |
/= | $a/=$b | $a = $a / $b; |
Ví dụ mẫu:
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 |
<?php $a = 1; while(true){ //Lặp vô hạn echo $a; //In ra màn hình biến $a $a++; //Sử dụng toán tử kết hợp để tăng giá trị biến $a if($a > 5){ //Nếu $a > 5 thì dừng lại break; } } ?> |
Lời kết
Qua bài viết này, các bạn cũng phần nào hiểu hơn về biến, hằng cũng như các toán tử trong PHP rồi phải không nào? Nó cũng giống như ngôn ngữ lập trình C, C++ mà các bạn từng được học, chỉ có điều có một số điểm khác về chuẩn cách viết sao cho đúng quy tắc của PHP mà thôi. Hi vọng với bài viết này về sau các bạn tiếp cận với PHP một cách dễ dàng hơn mà không gặp khó khăn gì cả.